Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

THỦ CUNG SA - THUỐC THỬ TRINH TIẾT?

Trong truyền thuyết Trung Quốc, thủ cung sa  là dấu vết chứng tỏ người con gái còn trinh tiết. Thủ cung vốn là một giống tắc kè (thạch sùng, còn có tên là yển đìnhtích dịch) được nuôi bằng 7 cân chu sa khiến thân thể có màu đỏ. Giã nát thủ cung bằng chày, được một chất nước đỏ như son, chấm vết son vào cánh tay trái con gái, cách vai khoảng một tấc, nếu chưa cô gái còn trinh tiết thì vết này còn mãi không phai.
Thủ cung sa là một dấu vết nhỏ có màu đỏ sậm của thần sa, được điểm lên cánh tay của một cô gái mới lớn (thường là cánh tay trái, cách vai khoảng một tấc, ngang với chỗ mà ngày nay người ta chủng ngừa đậu mùa) để chứng minh cô gái ấy còn trinh bạch. Các thầy thuốc ngày xưa khó lòng quan sát “cái đó” của phụ nữ, mà có  muốn quan sát cũng chưa chắc được ai cho! Cho nên, người Trung Quốc cổ mới nghĩ đến một tiêu ký nhằm hình tượng hoá chữ trinh ra ngoài cấm địa của người phụ nữ - ấy là vế thủ cung sa trên cánh tay. 
Hán thư, cách chúng ta trên 2.000 năm, ghi chú rõ: bắt một con tắc kè con, nuôi nó cho thật tử tế, cho nó ăn hết bảy cân thần sa. Đập nát con tắc kè, vắt xác của nó lấy một loại nước có màu đỏ sậm. Đem nước ấy chấm lên cơ bắp cánh tay trái của cô gái mới lớn. Dấu chấm ngoài da sẽ ăn sâu vào lớp ngoại biểu bì, để lại một vết tròn màu đỏ sậm trên da.Nếu cô gái tự mình gần gũi với người đàn ông, vết thủ cung sa sẽ mất đi ngay. 

Một cách lãng mạn, Kim Dung đã đưa huyền thoại thủ cung sa của dân tộc mình vào trong các tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông.
 Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, huyền thoại thủ cung sa được nâng lên thành hiện thực mang dấu ấn của triết lý, dấu ấn của tư tưởng nhân văn và nhân đạo. Nếu cứ lý luận theo kiểu nhà nho thì ai còn thủ cung sa mới là đạo đức; ai mất thủ cung sa là kẻ hư thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét