Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

TÂM THẦN KHÔNG CHỈ LÀ ...ĐIÊN

Trong dân gian, từ lâu nay hai chữ tâm thần thường chỉ được hiểu là "điên", là mất trí, được điều trị trong các bệnh viện tâm thần lớn như Trâu Quỳ (Hà Nội), Thường Tín (Trung ương). Tâm thần cũng được hiểu là những người đi lang thang, ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu, "tay nhặt lá, chân đá ống bơ". Đây là cách hiểu cạn hẹp, dẫn tới sự kỳ thị đối với hai chữ tâm thần và bỏ sót nhiều đối tượng không phải điên, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể gây ngu hại cho những người xung quanh.
          Tâm thần là chữ ghép của hai chữ tâm lý và thần kinh, là những rối nhiễu liên quan tới lính vực tâm lý và nguyên nhân là do tổn thương của hệ thần kinh. Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì sức khỏe bao hàm sự lành mạnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội. Sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí là biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo h­ướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần.
          Khi nói về rối nhiễu tâm trí, phạm vi đề cập đến số đông hơn, biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ hơn, do vậy nếu can thiệp sớm, đúng cách, có thể giúp đ­a số ngư­ời bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt bình thư­ờng một cách nhanh chóng. Nhưng nếu bỏ qua, không đánh giá hết sự nguy hại của chúng, chúng có thể dẫn tới những chứng bệnh tâm thần phân liệt, những "bệnh điên" như mọi người vẫn hiểu như từ trước đến nay.

          Rối nhiễu tâm trí bao gồm hàng chục dấu hiệu khác nhau. Nhẹ thì là tình trạng buồn rầu, bi quan, mất tự tin, cảm thấy bất lực trước công việc hàng ngày, mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, người đau mỏi, đau xương khớp, đau bả vai, đau ống tiêu hoá, đau đầu, đau vùng ngực trái...đã đi khám nhiều lần ở nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng kết quả bình thường. Nặng hơn thì gồm các tình trạng như lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên, rửa tay nhiều lần trong ngày, những ý nghĩ ám ảnh xuất hiện nhiều làm người bệnh không tập trung vào công việc được, hốt hoảng khi phải đi  ra ngoài một mình hoặc không dám đi ra ngoài một mình, nghe thấy tiếng nói trong đầu nói chuyện với nhau hay chửi nắng mình, bình luận về việc làm của mình, hay ra lệnh cho mình phải làm việc này, việc khác, nhìn thấy những hình ảnh kì lạ có thể giống với thực tế hay không giống với thực tế  mà người khác không nhìn thấy, có những ý nghĩ kì lạ, bất thường, cho rằng có người đang làm hại và điều khiển mình. Nặng nhất là tình trạng không chú ý đến vệ sinh cá nhân, từ chối ăn uống, cảm xúc không ổn định, khóc cười vô duyên cớ, nói lẩm bẩn một mình, cười một mình, ngại tiếp xúc với mọi người, ngồi một mình trong phòng kín, đập phá đồ đạc, hoặc tấn công người khác  mà không có nguyên nhân rõ ràng, hay có ý định và hành vi tự sát mà không phải do bế tắc trước cuộc sống.
          Số liệu điều tra của ngành Tâm thần Trung ương, ở Việt Nam có khoảng 10 - 20% dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó rối loạn trầm cảm chiếm từ 5 - 7%; rối loạn liên quan đến stress chiếm từ 3 - 4%; còn lại là tâm thần phân liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, nghiện ma túy, nghiện rượu, rối loạn hành vi trẻ em, rối loạn tâm thần tuổi già… Đặc biệt, trong số các bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần phải nhập viện khám và điều trị có tới hơn 45% ở độ tuổi dưới 30.
Ngoài những bệnh nhân tâm thần, động kinh được gia đình chăm sóc, cho uống thuốc đầy đủ thì vẫn còn một số bệnh nhân không chịu phối hợp với cán bộ y tế và người nhà để đi khám và uống thuốc đầy đủ. Vì thế, khi bệnh tái phát các bệnh nhân không làm chủ được đã có những hành động đáng tiếc xảy ra.

Hiện nay, khi người bị tâm thần, có dấu hiệu tâm thần, có tiền án tâm thần mà phạm tội, việc xử lý rất khó khăn, vì thế nạn nhân và gia đình chỉ biết "kêu trời" và chấp nhận rằng "mình bị hại mình thiệt chứ chấp gì nó, nó bị tâm thần mà...".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét