Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

QUÁ CHUNG THỦY CŨNG LÀ BỆNH

Có thể một số bạn trẻ hoặc những fans hâm mộ “ tình yêu bất diệt” sẽ ca ngợi những người nói trên, và cho họ là những người thuỷ chung, trước sau như một, đáng khâm phục. Nhưng thực tế, những người như vậy sống rất khổ sở trong sự dằn vặt, đau đớn. Các nhà khoa học còn cho rằng hiện tượng “ quá thuỷ chung” là một biểu hiện tâm lý bất thường.
Các nhà tâm lý học khẳng định rằng ghi nhớ và lãng quên là hai công đoạn của quá trình trí nhớ, diễn ra song song. Nhờ có quên cái cũ mà con người mới có thể ghi nhớ những cái mới được. Trong não người cũng đã cài đặt sẵn sự lãng quên. Khi não đấu tranh với cảm giác đau khổ, buồn bã, thất tình, nó không ngừng tiết ra một chất gọi là cannabinoid. Chất này giúp kí ức mờ dần. Nhà sinh vật người Pháp tên là Isabelle Mansuy nghiên cứu và chứng minh rằng não người có chức năng quên lãng tự nhiên để gạt bỏ đi những thông tin vô dụng, từ đó tiến hành tự bảo vệ hệ thống kí ức. Vì vậy, việc quá ghi nhớ những gì đau buồn, tiêu cực là một vấn đề... tâm lý, cần điều chỉnh.
Những người mắc chứng “ quá thuỷ chung” cũng chỉ là trường hợp đặc biệt của một hội chứng tâm lý được mang tên là “hội chứng nhớ quá độ” ( hyperthymestic syndrome). Những ám ảnh đau thương của quá khứ chiến tranh, những mất mát lớn do thiên tai, hoả hoạn gây ra, nỗi kinh hoàng của một vụ tai nạn, sự đau đớn của mất mát người thân sẽ trở thành lực cản để chúng ta có cuộc sống bình thường, nếu như chúng không bị quên dần.
Với những người mắc chứng nhớ quá độ, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trị liệu. Những lời khuyên thông thường, sự phân tích lợi hại, sự khích lệ động viên của người thân không mấy có hiệu quả, bởi nó đã quá đà, trở thành khó kiểm soát của lý trí của chính người trong cuộc. Phải dùng những “liệu pháp” khác nhau mới giúp người ta quên đi dần dần quá khứ của mình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét