Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

GIÁ TRỊ SỐNG VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG

Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", “giá trị của cuộc sống") là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vi thể, giá trị sống là cơ sở của hành động sống. Nó chi phối hành vi hướng thìện của con người.
Theo nghĩa hẹp, giá trị sống là quan niệm về cái đáng mong muốn (desirable) ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Theo định nghĩa này, có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn. Định nghĩa này đuợc các ngành khoa học xã hội đánh giá cao, bởi nó loại trừ, chẳng hạn, những giá trị thuần tuý mang tính hướng lạc.
Các giá trị sống không phải là những động cơ. Các giá trị sống cũng không đồng nhất với các chuẩn mục ứng xử. Các giá trị sống là những tiêu chuẩn của điều đáng mong muốn mang tính độc lập hơn trong những hoàn cảnh riêng biệt.
Các giá trị sống cốt lõi của nhân loại bao gồm: Hoà bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, hạnh phức, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tôn, trung thực, giản dị, tự do, đoàn kết. Trong đó, hoà bình, tự do là hai giá trị sống chung; khoan dung, khiêm tôn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phức là sáu giá trị thuộc phẩm cách của mối cá nhân; tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm là bốn giá trị quan hệ nên nhân cách.

Hệ giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm: Các giá trị chung của loài người (chân, thìện, mĩ), các giá trị toàn cầu (hoà bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, độc lập dân tộc, không xâm phạm chủ quyền), các giá trị dân tộc đặc thù (tinh thần dân tộc, yêu nước, trách nhiệm cộng đồng), các giá trị gia đình (hoà thuận, hiểu thảo, coi trọng giáo dục gia đình), các giá trị của bản thân (khiêm tốn, tự trọng, thật thà, cần cù, lương thiện, tử tế).
Trên nền tảng các giá trị chung này, các cơ quan, đơn vị hành chính, trường học... có thể dựng cho riêng mình những thang giá trị riêng, vận dựng vào việc định hướng giá trị, giáo dục giá trị cho đơn vị của mình. Ví dụ: “Các giá trị nền tảng của người Tràng An – Hà Nội”, “các giá trị cốt lõi của học sinh trường Bưởi – Chu Văn An”…
Giáo dục giá trị sống thực hiện từng bước, theo các cấp độ: Cấp độ nhận thức, thể hiện ở hai mức độ (mức độ biết và mức độ hiểu);  cấp độ tình cảm (là quá trình những chuẩn mực được nội tâm hoá và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mối cá nhân) ; cấp độ hành động (các giá trị được nội tâm hoá sẽ dẫn tới định hướng cho hành vi của cá nhân).
Giáo dục giá trị sống cần có sự kết hợp nhiều hình thức và phương pháp truyền đạt, tạo sự sinh động, hấp dẫn. Ví dụ: Phương pháp dạy học nhóm; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp trò chơi; phương pháp dạy học theo dự án (phuơng pháp dự án).

Bên cạnh các phương pháp giáo dục đã nêu, trong giáo dục giá trị sống cần vận dụng một số kỹ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “khăn trải bàn", kĩ thuật “phòng tranh", kĩ thuật “công đoạn", kĩ thuật “các mảnh ghép", kĩ thuật động não, kĩ thuật “trình bày 1 phút", kĩ thuật “chúng em biết 3", kĩ thuật “hỏi và trả lời", kĩ thuật “hỏi chuyên gia", kĩ thuật “lược đồ tư duy" (mind map), kĩ thuật “hoàn tất một nhiệm vụ", kĩ thuật “viết tích cực", kĩ thuật “đọc hợp tác" (còn gọi là đọc tích cực), kĩ thuật “nói cách khác", phân tích phim, tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét