Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 19: QUA RẶNG LIỄU SẼ LÀ MỘT NG...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 19: QUA RẶNG LIỄU SẼ LÀ MỘT NG...: Đường đời không phải là con đường thẳng tắp, bằng phẳng. Không phải mọi điều chúng ta muốn đều được toại nguyện. Có những lúc chúng ta gặp ...

Đinh Đoàn kể chuyện 19: QUA RẶNG LIỄU SẼ LÀ MỘT NGÔI LÀNG

Đường đời không phải là con đường thẳng tắp, bằng phẳng. Không phải mọi điều chúng ta muốn đều được toại nguyện. Có những lúc chúng ta gặp khó khăn, bế tắc, thất vọng, vấp ngã.
Có lúc chúng ta tưởng trước mặt là con đường cùng, là hang sâu, là không lối thoát. Nhưng không phải thế.
Người xưa dạy: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, nghĩa là “Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi. Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng”. Thái độ của bạn khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn tới.
“Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh.
Chén nước vô tình bị đổ mất một nửa, bạn có ngồi than thân trách phận, chửi đời, chửi mình, oán trách người khác cũng không thể “hốt” số nước đã đổ. Tại sao bạn không vui vì vẫn còn nửa chén nước còn lại, không nghĩ rằng “mình may mắn, vẫn không đổ hết cả chén”.



ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 18: BẢ DANH LỢI

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 18: BẢ DANH LỢI: Trừ các bậc thánh nhân, chân tu, còn lại con người bình thường, không ai không màng danh, lợi. Danh và lợi là thứ hấp dẫn người ta tới mức ...

Đinh Đoàn kể chuyện 18: BẢ DANH LỢI

Trừ các bậc thánh nhân, chân tu, còn lại con người bình thường, không ai không màng danh, lợi. Danh và lợi là thứ hấp dẫn người ta tới mức người ta gọi nó là “bả danh lợi"
Muốn dẫn dụ ai, phải dùng danh, lợi. Muốn điều khiển ai, phải buộc người ta làm điều người ta không thể không làm. Muốn khuất phục người khác phải “đánh” vào điểm yếu của họ. Điểm yếu của đa số mọi người là danh, lợi. Người ta rất quan tâm tới việc họ làm việc này, tham gia hoạt động kia để “được cái gì”.
Cái lợi cũng có nhiều dạng, không chỉ là vật chất. Với người này, một gói quà khuyến mãi cũng khiến họ vui, với người kia được giảm giá “chút xíu” cũng khiến người ta thích thú. Song cũng có người, cái lợi có thể đơn thuần là sự vui vẻ, cơ hội giao lưu với mọi người, được uống cà phê miễn phí. Những người bán  hàng trực tiếp đã khai thác tuyệt chiêu này, khiến cho người ta bỏ tiền mua một vật dụng A chỉ vì nó được kèm thêm món hàng B khuyến mãi (cái lợi). Phụ nữ, những người dân bình thường, có thu nhập trung bình… có thể bị dụ bởi những món lợi nhỏ, nhưng đừng mang món lợi nhỏ mà khoe với các “ông lớn”.
Háo danh cũng là một “thói đời” mà chúng ta nên biết khai thác trong công việc. Người ta muốn được là người “duy nhất”, “là người đầu tiên”, là một trong số ít có được cái này, cái khác. Là người đầu tiên được ngủ trong căn phòng VIP của khách sạn siêu năm sao, được ngồi bàn đầu, trên ghế danh dự của một cuộc hội thảo, được gọi là “đại gia”, “mỹ nhân”, “khách hàng đặc biệt”… cũng là cái danh khiến người ta quan tâm. Thậm chí, chỉ là người “mở hàng” cũng rất oai với nhiều người…
Có bạn gái đã nói với khách hàng: “Hôm nay may mắn cho em quá, được chị mở hàng giúp em”. Vị khách đã rất tự hào nói rằng: “Em yên tâm, tính chị xởi lởi, nhiều người toàn nhờ chị mở hàng đấy. Đưa đây xem em có cái gì nào...!”.




Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 17: ĐỒNG TÍNH VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 17: ĐỒNG TÍNH VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG...:      Trong bài viết này chúng tôi sẽ xem xét một số huyền thoại về đồng tính luyến ái đã từng in dấu ấn vào văn hoá của chúng ta trong nhiề...

Đinh Đoàn kể chuyện 17: ĐỒNG TÍNH VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

     Trong bài viết này chúng tôi sẽ xem xét một số huyền thoại về đồng tính luyến ái đã từng in dấu ấn vào văn hoá của chúng ta trong nhiều năm nay. Phần lớn tư liệu được lấy từ cuốn sách nổi tiếng của  Joe Dallas. Trước khi đi vào một số huyền thoại, chúng tôi muốn nhắc lại một quan điểm xuyên suốt của chúng tôi là Đồng tính luyến ái không phải là vấn đề chính trị hay đạo đức, nó chỉ những người bị làm đau một cách vô ý thay vì phải thông cảm.
1/ Huyền thoại 1: 10% dân số bị đồng tính luyến ái.
          Năm 1948, bác sĩ Alfred Kinsey đã tiến hành một nghiên cứu, được gọi là "Hành vi tình dục của những người đàn ông". Qua công trình nghiên cứu này ông đã khẳng định rằng có khoảng từ 10 - 47% dân số bị đồng tính luyến ái. Để đưa ra con số này, ông đã tiến hành nghiên cứu 5300 người nam giới. Tuy nhiên rất nhiều người trong số đối tượng ông nghiên cứu là những tù nhân, những đối tượng trộm cắp, những người mại dâm nam và những đối tượng tội phạm khác, đặc biệt có hàng trăm thành viên cổ vũ phong trào đồng tính luyến ái nam. Con số 10% cũng được Harry, ông tổ của phong trào đấu tranh đòi quyền được đồng tính luyến ái khẳng định.
          Tuy nhiên số liệu mà Kinsey đưa ra là không chính xác và ngay lập tức bị các nhà khoa học khác bác bỏ. Họ đưa ra con số 2 - 3%. Tuy nhiên số liệu 10% hoặc hơn vẫn được thường xuyên báo cáo và đưa tin trên các phương tiện thông tin. Chúng ta một lần nữa khẳng định con số 10% dân số bị ĐTLA là con số huyền thoại.
2/ Huyền thoại thứ hai: Người ta sinh ra đã bị đồng tính luyến ái, hay ĐTLA là bẩm sinh.
          Ann Landers đã khẳng định ĐTLA là hành vi bẩm sinh, và cũng không ít người đã tin như vậy. Để khẳng định điều này, người ta đã tiến hành 3 hướng nghiên cứu: Nghiên cứu các cặp song sinh, nghiên cứu cấu trúc não bộ, và nghiên cứu gen. Nhưng việc nghiên cứu song sinh không nói lên điều gì vì có đến gần một nửa những người song sinh không có cùng một xu hướng tình dục. Nếu ĐTLA là một cái gì đó bẩm sinh thì đa số những anh em song sinh phải cùng là đồng tính hoặc cùng dị tính luyến ái mới phải chứ. Hơn nữa mỗi công trình nghiên cứu song sinh đều cho kết quả rất khác nhau. Còn việc nghiên cứu cấu trúc não bộ cũng không thật sự minh chứng điều gì. Bác sĩ Simon Le Vay đã nghiên cứu cấu trúc não của những người chết và nói ông không dám chắc chắn rằng cấu trúc não của người ĐTLA và người không đồng tính luyến ái có khác nhau gì nhiều, và nếu có một chút khác biệt thì cũng không biết sự khác biệt đó là nguyên nhân hay hậu quả của hiện tượng ĐTLA. Còn việc nghiên cứu gen cũng trong tình trạng tương tự, nghĩa là chẳng chứng minh được rằng ĐTLA là hiện tượng bẩm sinh. Mà giá như ĐTLA có là hiện tượng bẩm sinh, cũng không có nghĩa rằng nó là "hiện tượng bình thường". Cũng giống như một số đứa trẻ sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh, nhưng không có nghĩa là bệnh tim bẩm sinh là bình thường!
3/ Có cần hợp pháp hoá các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái không?
          Một cuộc hôn nhân phải dựa trên hai khía cạnh: Khía cạnh tinh thần và khía cạnh pháp lý. Sở dĩ hôn nhân dị tính cần đến khía cạnh pháp lý bới nó gắn liền với việc duy trì nòi giống và chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Mọi trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ bởi bố mẹ chúng.
          Một đôi bạn tình ĐTLA có thể chỉ coi là "đôi bạn", họ không thể có chức năng sinh sản, nên không cần phải có sự công nhận của pháp lý để bảo vệ quyền lợi trẻ em và phụ nữ, do đó không cần thiết phải có hôn thú, bởi điều liên kết họ duy nhất là tình cảm. Nếu tình cảm không còn thì họ tự chia tay nhau như hai người bạn không chơi với nhau nữa mà thôi.
          Tuy nhiên có những đôi bạn tình ĐTLA tìm kiếm có con chung bằng nhiều cách khác nhau như xin con nuôi hay thụ tinh nhân tạo cho người ĐTLA nữ. Cho dù người ta cố tình định nghĩa gia đình là cái gì chăng nữa, cho dù các cặp ĐTLA đều có con đi chăng nữa thì một nhóm người chung sống như vậy cũng không thể là một gia đình. Các cặp ĐTLA nam khẳng định với con họ rằng không cần những người mẹ, ngược lại những cặp ĐTLA nữ cũng cho rằng các con họ không cần bố. Trong khi đó các nhà khoa học, các nhà tâm lý học hoặc giáo dục học đều khẳng định trẻ em cần cả bố lẫn mẹ. Cái cần ở đây không chỉ là ở khía cạnh kinh tế, mà quan trọng nhất, người cha sẽ giáo dục đứa trẻ trai lớn lên thành người đàn ông, đứa trẻ gái sẽ được mẹ hướng dẫn để trở thành người phụ nữ.
          Về khía cạnh tinh thần, cuộc hôn nhân phải đảm bảo hai yếu tố cảm xúc và tình dục. Sự kết hợp giữa hai người nam và nữ vốn khác nhau về cơ bản, tạo ra một sự liên kết "bổ sung" cho nhau nên tính bền vững lớn hơn rất nhiều. Sự liên kết giữa những người ĐTLA là sự liên kết "ghép nối" của hai cá thể tương tự, nên rất lỏng lẻo. Có chăng họ chỉ có sự hấp dẫn về tình dục, mà sự hấp dẫn tình dục là một sự hấp dẫn luôn luôn đòi hỏi mới mẻ, thay đổi. Không có gì đảm bảo rằng hai người đàn ông hay hai người phụ nữ sẽ thuỷ chung với  nhau trọn đời.

         


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 16: TÔI ĐÃ LY DỊ NGƯỜI CHỒNG N...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 16: TÔI ĐÃ LY DỊ NGƯỜI CHỒNG N...: “Con hâm” là cái tên mọi người trong gia đình đặt cho tôi khi tôi quyết định ly dị chồng. Tôi nói chuyện này với cô bạn thân, cô ấy cũng bu...

Đinh Đoàn kể chuyện 16: TÔI ĐÃ LY DỊ NGƯỜI CHỒNG NHƯ THẾ.

“Con hâm” là cái tên mọi người trong gia đình đặt cho tôi khi tôi quyết định ly dị chồng. Tôi nói chuyện này với cô bạn thân, cô ấy cũng buột miệng nói luôn “con hâm”. Mấy chị trong cơ quan nghe tin này thì bình luận: “Đúng là sướng quá hóa rồ. Có người chồng như thế mà còn đòi ly dị thì không biết mày còn định lấy ai? Đúng là “con hâm”. Cái biệt danh “con hâm” của tôi có từ ngày đó. Tôi chấp nhận cái tên ấy mà không hề tự ái.      Tôi ly dị chồng đã hai năm, cho đến giờ tôi và anh ấy vẫn còn sống độc thân, thỉnh thoảng gọi điện thoại hỏi thăm nhau, nhưng tôi không hề ân hận về cuộc chia tay này. Trước tòa tôi chỉ đưa ra một lý do là vợ chồng chúng tôi không hợp nhau, nên không có hạnh phúc. Nhưng cả gia đình, bạn bè, cơ quan không ai tin chúng tôi lại bất hạnh. Nhiều người thèm muốn cái hạnh phúc của chúng tôi: hai vợ chồng trẻ, chưa vướng bận con cái, cùng làm cơ quan nhà nước, đời sống kinh tế ổn định. Vợ chồng tôi không to tiếng với nhau bao giờ. Khi tôi một mực đòi ly hôn, có người ngờ rằng tôi “ăn phải bả thằng nào đó” hay chồng tôi lăng nhăng, bồ bịch, nhưng do tôi giữ thể diện cho chồng nên không nói ra. Họ nghĩ thế cũng phải, vì nhìn bề ngoài chúng tôi rất hạnh phúc.
          Chồng tôi không nghiện ngập thứ gì ngoài cơm tẻ và nước lọc. Hàng ngày đi làm về là anh lao vào lau nhà. Một buổi lau nhà của anh kéo dài dến hàng tiếng đồng hồ. Nhìn cảnh anh lau đi lau lại hai ba lần, mân mê chùi từng cái chân tủ, chấm từng hạt bụi nhỏ trên mặt bàn, tôi có cảm giác anh đang say mê sáng tạo với công việc này và nó là thú vui của anh. Khách đến nhà là anh đón ở cửa, chỉ cho họ chỗ để dép và hướng dẫn họ chùi chân vào thảm. Họ chẳng may sơ ý hút thuốc để tàn rơi xuống nhà, thì dù câu chuyện đang hồi gay cấn đến đâu, anh cũng bỏ đấy để đi lấy giẻ lau chỗ tàn thuốc vừa rơi xuống. Anh là người thích quản tiền trong gia đình, tôi cũng để cho anh được niềm vui ấy. Mỗi lần đi chợ về mua hết bao nhiêu, còn bao nhiêu, anh đều mở máy vi tính để vào “sổ thu chi”. Có lần tôi đi công tác, anh đưa cho tôi chiếc đồng hồ đeo tay. Khi tôi đã ngồi trên ô tô, anh còn dặn với theo “giữ cẩn thận cái đồng hồ đấy nhé, mua nó gần năm trăm ngàn đấy”. Rủi cho tôi lần ấy tôi lỡ làm mất chiếc đồng hồ và anh đã cằn nhằn với tôi cả tháng. Một lần hai vợ chồng đi ăn phở, tôi gọi phở bò, anh gọi phở gà. Một lúc sau chủ quán bưng ra hai bát phở bò, xin lỗi vì phở gà đã hết, và mong anh dùng tạm. Thế mà anh mắng mỏ chủ quán, kiên quyết không ăn, không trả tiền bát phở trên. Tôi đã không nuốt nổi bát phở đang ăn dở mặc dù tôi đang rất đói và lạnh. Tôi không tin người đàn ông ngồi đối diện với mình là anh. Sau đó đi trên đường, chúng tôi dừng lại mua một cân cam để thăm người ốm. Cầm túi cam, anh đi ngay sang cửa hàng đối diện bên đường nhờ một người bán hàng giúp cân lại. Thấy thiếu một lạng, anh quay lại, đòi người bán cam phải bù cho anh… một quả. Nhờ thế mà chúng tôi có thêm một quả cam, nhưng anh đâu có biết cô gái bán hàng nói gì về anh khi tôi đứng chờ anh đi kiểm tra lại túi cam đâu. Tôi không dám nói lại với anh những lời đó, tôi chỉ cảm thấy nóng ran người, muốn chỗ tôi đang đứng thụt xuống để tôi biến mất.
          Thật ra, vì yêu anh, tôi cố bào chữa cho những điều nói trên là do tính anh “căn cơ”, cẩn thận, càng tốt cho cuộc sống gia đình. Nhưng rồi mọi thứ trong tôi vỡ òa vào hôm chúng tôi ngồi trong một quá cà phê ven hồ. Thấy có nhiều đôi trai gái âu yếm nhau trong quán, anh cũng kéo tôi vào lòng. Tôi ngoan ngoãn làm theo. Đang ngất ngây trong vòng tay của anh, tôi vẫn đủ tỉnh táo để nghe thấy anh quát cậu bé bán kẹo cao su đang đứng bên cạnh mời anh mua giúp một phong kẹo. Cậu bé còn cố nài nỉ với giọng tội nghiệp thì bị anh co chân đạp một nhát khiến cậu bé ngã dúi dụi. Tôi vùng dậy, thoát ra khỏi vòng tay anh, chạy lại đỡ cậu bé dậy và dúi vào tay cậu ấy 10 nghìn đồng. Cậu bé cảm ơn tôi, nhưng không nhận tiền với lý do: “Cháu đi bán hàng chứ không phải ăn xin!”.
          Sau hôm đó tôi buồn, song lại cố thanh minh rằng “anh nóng tính, thằng bé lại kèo nhèo trong khi anh và tôi đang tình cảm, nên anh lỡ làm thế, chứ thật ra anh không đến nỗi nào”. Nhưng ngay ngày hôm sau tôi phát hiện trong máy tính của anh bản kê khai chi tiêu trong tháng. Đọc chi tiết, tôi thấy có đoạn như sau: “Ngày 25 tháng 5: Đưa bà ngoại đi chơi Hồ Tây, ăn bún ốc: 20.000đ (hơi đắt); Chụp ảnh cho bà ngoại 3 kiểu ở Lăng Bác, 1 kiểu ở Bờ Hồ: 60.000đ ( lãng phí); Gửi xe máy 2 lần: 15.000đ (quá đắt). Tổng cộng: 95.000đ”. Tôi không ngờ anh lại chi tiết đến thế. Tối đó tôi buồn, nhưng lại bào chữa rằng: “tại vì anh là con nhà nghèo, sinh ra ở vùng quê nghèo khó, từ nhỏ vất vả nên rèn luyện nên tính căn cơ”.
          Tôi không biết lý do chính xác tôi quyết định ly hôn anh là gì, nhưng có thể là tổng hòa những điều thất vọng của tôi về anh. Song như giọt nước làm tràn ly nước vốn đã đầy chính là hôm chúng tôi đi lễ ở Đền Gióng. Thấy lấy nhau gần một năm chưa có con, mẹ tôi nhắc nhở chúng tôi quan tâm tới vấn đề tâm linh, chịu khó đi lễ bái chùa chiền, đình miếu, kêu cầu các ngài phù hộ. Ngày Chủ nhật anh đưa tôi sang Đền Gióng. Trên đường tôi định dừng lại mua hoa quả, tiền vàng để thắp hương. Anh bảo: “không việc gì phải lãng phí vô ích, em cứ thắp hương và đóng tiền công đức để nhà đền chi tiêu vào những việc có ích hơn”. Tôi nghĩ cũng phải, nên nghe theo. Tới đền, anh móc túi tờ một trăm, đến bàn ghi công đức. Anh ngồi cạnh ông thủ nhang đọc cho ông ấy ghi rành rọt, đầy đủ thông tin về chúng tôi như tên, tuổi, số nhà, đường phố… Anh cầm tờ giấy ghi công đức và chìa tờ tiền một trăm về phía ông thủ nhang. Ông thủ nhang chỉ cái hòm đặt ở phía xa và nói: “anh cứ tự tay bỏ tiền vào thùng, chúng tôi không cầm tiền, tâm xuất phật chứng mà!”. Anh đi về phía hòm công đức, ngoái lại nhìn, thấy ông thủ nhang đang bận ghi công đức cho người khác, anh không bỏ tiền vào hòm, mà nhanh tay đút vào túi quần mình rồi đi thẳng. Đáng ra tôi phải chạy lại nhắc anh không được lừa dối thần thánh, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi không muốn làm công việc đó. Có lẽ tôi đã thật sự buông xuôi.
Thú thật, với tôi, anh rất tốt. Lúc nào anh ấy cũng nhẹ nhàng, tỏ vẻ quan tâm, có lúc hào phóng với tôi. Giá tôi là cô bé ngốc nghếch, hoặc còn non dại, tôi sẽ chỉ nhìn thấy cách anh ứng xử với tôi mà bỏ qua tất cả. Nhưng tôi lại tỉnh táo, tôi nhận ra thái độ anh đối xử với mọi người, với mẹ tôi, với cô bán phở, bán cam, với chú bé bán keọ cao su và với thần thánh mới là con người thật của anh. Không biết có phải tôi khắt khe quá không, nhưng tình cảm trong tôi cứ nguội dần. Có thể với nhiều người, anh là người tốt, nhưng tôi không thể nào chịu đựng được cái tốt, cái cẩn thận, chỉn chu, chi ly, ti tiện của anh  hơn được nữa. Đi với anh lúc nào tôi cũng chuẩn bị sẵn tinh thần để “ngượng mặt”. Tôi mất dần bạn bè và thấy sự khi ở gần anh. Thế là tôi quyết định chia tay anh khi chúng tôi chưa vướng bận con cái. Với tôi, đây cũng là sự tỉnh táo, còn với mọi người, tôi là một “con hâm”.
Anh mãi mãi không bao giờ biết lý do tại sao tôi ly hôn anh. Có thể  với anh, tôi cũng là một “con hâm”.
Đinh Thủy



ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 15 - CHÀNG TRAI CHỈ THÍCH QUAN...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 15 - CHÀNG TRAI CHỈ THÍCH QUAN...:       Tôi gặp lại người thanh niên ấy trong một hội thảo khoa học về lĩnh vực chăn nuôi. Bây giờ anh đã là phó giám đốc một nông trường chă...

Đinh Đoàn kể chuyện 15 - CHÀNG TRAI CHỈ THÍCH QUAN HỆ TÌNH DỤC VỚI BÒ CÁI...

      Tôi gặp lại người thanh niên ấy trong một hội thảo khoa học về lĩnh vực chăn nuôi. Bây giờ anh đã là phó giám đốc một nông trường chăn nuôi bò sữa có tiếng làm ăn phát đạt. Anh thay đổi khá nhiều, nhưng tôi vẫn nhận ra nét thanh tú, thông minh trên gương mặt của anh. Giờ giải lao, anh nhận ra tôi và chủ động mời tôi buổi trưa đi uống cà phê…
          Hơn mười năm trước, tôi gặp anh tại phòng tâm lý trị liệu của một bác sĩ nổi tiếng về lĩnh vực tình dục học.
          Mấy năm trước, người thanh niên ấy quyết định nộp hồ sơ thi vào đại học Nông – Lâm, khoa thú y, mặc dù gia đình anh phản đối kịch liệt. Bố anh là một cán bộ cấp thành phố, mẹ là giảng viên đại học, nhà ở phố lớn, kinh tế khá giả, anh là con một, đẹp trai, học giỏi, lối sống trong sáng, nghiêm túc, làm sao họ chấp nhận để anh thi vào trường đại học dành cho “con em nông dân” như cách nói của bố anh. Họ muốn anh thi vào đại học Ngoại thương, hoặc ít ra cũng là đại học Bách khoa, vừa danh giá, vừa dễ xin việc ở thành phố. Nể bố mẹ, anh nộp đơn thi hai trường, một theo ý bố mẹ, một theo ý mình. Tuy nhiên, hôm thi vào trường do bố mẹ yêu cầu, anh cố tình “không thèm làm bài” để trượt. Tất nhiên, năm ấy anh đỗ thủ khoa trường anh lựa chọn. Bất lực, gia đình đành chấp nhận để anh theo học trường “dành cho nông dân”, hy vọng, sau ra trường sẽ xin cho anh vào làm ở Sở…
          Nhưng rồi một lần nữa họ thất vọng, bởi sau khi ra trường, anh lại xin về công tác tại một trại nuôi bò sữa của một tỉnh lẻ, cách xa thành phố, dù mẹ anh đã “nhấm nháy” với một bác trên Sở, giữ cho anh một xuất ở phòng đối ngoại. Mẹ anh khóc như mất con, bố anh giận dữ như bị ai cướp mất ghế. Họ nói với nhau rằng coi như không có đứa con “gàn dở” như anh nữa!
          Anh trở thành “người hùng” của nông trường, bởi vừa đẹp trai, vừa tốt nghiệp bằng giỏi, là trai thành phố mà lại xung phong về công tác ở một nơi chỉ có nhiều bò và nhiều cô gái chưa chồng. Quả thật, ở nông trường chỉ có vài người là nam, còn đa phần là phụ nữ. Cuộc sống ở xa nơi phồn hoa đô hội, vốn buồn tẻ, nay có chàng trai trẻ về là chị em trong nông trường cảm thấy như có “thiên sứ giáng trần”. Họ vây quanh anh, chăm sóc anh tận tình, không ít cô gái bạo dạn còn tán tỉnh anh ra mặt. Có những cô còn chủ động “gài bẫy” nhằm chiếm đoạt anh, nhưng tất cả đều thất bại. Chị em bắt đầu đoán già, đoán non. Có người nghĩ anh kiêu, có người bảo anh bị người yêu cũ “đá đít” nên hận phụ nữ. Có người độc mồm còn nói anh bị pê-đê hay “yếu sinh lý”. Anh vui vẻ, quan tâm đến tất cả mọi người, tận tụy với công việc, với đàn bò, nhưng chẳng thấy anh yêu ai. Đêm đêm anh chong đèn học Tiếng Anh, dịch tài liệu chuyên môn, nghe nhạc. Chị em trong nông trường sang chơi, anh dừng tay, pha trà, bóc kẹo mời chị em rồi kể chuyện vui. Ai hỏi đến người yêu, anh đều nói “tôi chưa có”. Cuộc sống của anh, lối sống của anh khiến các cô gái tò mò. Họ quyết tâm đặt kế hoạch nghiên cứu anh như anh nghiên cứu đàn bò vậy.
          Trưa hôm đó, khi cả nông trường đang im ắng vào giờ nghỉ trưa, anh mặc áo blu trắng, xách “ống nghe của bác sĩ” đi xuống dãy nuôi bò giống. Anh đâu có ngờ, có hai cô gái đang theo dõi, đi theo anh. Khu nuôi bò giống nằm ở xa khu nhà ở của cán bộ cũng như khu làm việc. Hai cô gái chở nhau bằng xe đạp đi lối tắt, đến nơi họ nấp ở sau dãy trại giống để theo dõi anh. Họ nghĩ anh giả vờ đi thăm bệnh cho bò, để hẹn hò với một “chị nào đó” trong nông trường mà họ chưa biết mặt. Họ đã nín thở theo dõi và vô cùng kinh hãi khi phát hiện ra anh “làm trò đó” với một con bò cái. Chuyện nam nữ vốn đã là chuyện gây sốc, nay lại thấy một người đàn ông đẹp trai, có học thức, đáng kính như anh “làm trò” với súc vật, thì họ không thể nào chịu đựng được. Ban đầu, cả hai chết lặng, rồi họ bừng tỉnh và cả hai cùng bỏ chạy như ma đuổi về phòng mình, lên giường trùm chăn kín đầu, như thể trẻ con tránh ma. Khi phát hiện có hai cô gái theo dõi việc làm của mình, anh cũng vô cùng sợ hãi, nhưng rồi anh lấy lại bình tĩnh trở về phòng làm việc, coi như không có gì xảy ra.
          Tất nhiên, “chuyện tày đình” của anh đã được hai cô gái lên báo cáo với giám đốc nông trường. Ông mắng át hai cô gái, nói rằng họ “nhìn gà hóa cuốc”, rồi bảo họ đừng nói chuyện này với ai, để ông “xử lý”. Rồi vị bác sĩ thú y trẻ tuổi cũng được gọi lên phòng giám đốc. Anh biết chuyện đã lộ, chủ động tâm sự: “Em xin anh giữ kín cho em chuyện này. Em thú thật, từ lâu, khi em mới lớn, em nhận ra mình có một “tình yêu mãnh liệt” với các con vật cái như trâu, bò, dê, cừu. Em nhận ra mình khác người, nhưng càng lớn, niềm đam mê càng trở nên ám ảnh. Khi em được “gần gũi” với các thú vật cái, em thấy mình mạnh mẽ như một người đàn ông. Ngược lại, em chẳng thích phụ nữ, em cũng không phải là pê – đê thích đàn ông. Em đọc sách nhiều, biết mình mắc chứng “ái thú”, tức là một dạng lệch lạc tình dục hiếm gặp. Em không phải là người có lối sống đồi bại, em chỉ là người bị “trời hành”. Xin anh giữ kín chuyện này giúp em, em hứa sẽ công tác tốt”.
          Ông giám đốc nông trường là người có học thức, cũng tốt nghiệp ở nước ngoài về, cũng có hiểu biết nhiều về chuyện tình dục, nhưng chuyện “người yêu thú” thì ông nghe chưa quen tai. Ông chấp nhận giữ im lặng, nhưng cho phép anh bác sĩ trẻ của mình nghỉ việc 3 tháng về thành phố, tìm gặp bác sĩ tâm lý trị liệu để chữa bệnh. Người nhận chữa ca này là vị bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực tình dục học và tư vấn tâm lý.
          Tôi gặp anh trong dịp anh đang “điều trị” chứng bệnh trời hành của mình ở thành phố.
          … Sau một ngụm cà phê, tôi chủ động hỏi chuyện: “Cuộc sống của anh dạo này thế nào? Có vợ con chưa? Vẫn công tác ở cơ quan cũ chứ?”. Anh chậm rãi tâm sự: “Sau vụ ấy, để giữ uy tín và thể diện cho em, giám đốc nông trường đã cho em chuyển công tác sang nông trường khác. Hiện nay em là phó giám đốc của một nông trường. Em chưa vợ con, mà có lẽ cũng không có ý định ấy. Nói thật với anh “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Em vẫn ôm ấp “khát khao trời hành” như cũ, nhưng em biết che dấu điều đó, mặc dù vô cùng khổ sở. Em lao vào nghiên cứu khoa học để quên đi nỗi buồn không thể nói cùng ai. Em đang triển khai một đề tài khoa học cấp ngành là phát triển đàn bò sữa, bởi ngày nay nhu cầu sữa của người dân ngày càng trở nên quen thuộc, chứ không còn coi là xa xỉ như hơn chục năm trước”.
          Chia tay anh, tôi thầm trách “ông trời” bất công với anh, cho anh sự thông minh, lòng nhân hậu, sự tận tụy với công việc, nhưng lại tước đoạt của anh “niềm vui lứa đôi” bình thường. Tôi cũng cảm phục cách ứng xử của ông giám đốc cũ của anh, nếu ông ta là người ít học, sẽ “mắt tròn mắt dẹt” khi nghe chuyện của anh, rồi lấy chuyện đó làm trò mua vui cho thiên hạ, hoặc lên lớp cho anh về lối sống, mắng mỏ anh về tội “đồi bại thú tính”. Tôi lại thầm cảm phục anh, bởi anh biết biến sự “ẩn ức tâm lý” của mình thành sự thăng hoa trong sáng tạo, cống hiến cho đời. Cuộc sống có muôn vàn sự trớ trêu, tạo hóa bày đặt ra nhiều thử thách, có người gục ngã ngay thử thách đầu đời, có người cố gắng vượt vũ môn để trở thành “cá chép hóa rồng”. Tôi gửi email cho anh, xin phép được viết lại câu chuyện của anh trong chuyên mục “Chuyện kể bên ấm trà”, anh đồng ý, chỉ nhắc “anh đừng viết rõ tên em nhé!”. Tôi tôn trọng anh, tôi chỉ gọi anh là “Anh” thôi!

Đinh Đoàn

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 14: KHI CON TÌM VỢ CHO CHA

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 14: KHI CON TÌM VỢ CHO CHA:                      Mai sau con cúng những gì                      Không bằng lúc sống, cho mẹ đi ... lấy chồng!           Từ xưa tới ...

Đinh Đoàn kể chuyện 14: KHI CON TÌM VỢ CHO CHA

                     Mai sau con cúng những gì
                     Không bằng lúc sống, cho mẹ đi ... lấy chồng!
          Từ xưa tới nay, cảnh góa bụa, côi cút, đơn lẻ bao giờ cũng chỉ được coi là hoàn cảnh éo le, đáng thương, không ai mong muốn. Chính vì thế, bên cạnh những người con chỉ biết lo thu vén cho hạnh phúc ấm êm của mình mà vô tình cản ngăn việc “đi bước nữa” của cha mẹ cao tuổi, vẫn còn có không ít người con có hiếu hiểu được rằng “không có gì thay thế được tình yêu lứa đôi!”.
          Một hôm đang đọc mục “Nhịp cầu lứa đôi” của Trung tâm tư vấn tâm lý, tôi đã dừng lại thật lâu ở những dòng giới thiệu: “Ông Nguyễn Văn K, 62 tuổi, cán bộ về hưu, sức khỏe còn tốt, nguyên là cán bộ của viện nghiên cứu, nay còn minh mẫn. Góa vợ từ năm 50 tuổi, có một con trai đã trưởng thành, nay đã ở riêng. Cần tìm một phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi, độc thân, không vướng bận con cái, tính tình dịu hiền, nhân hậu, sống giàu lòng vị tha. Mong muốn tiến tới hôn nhân...”. Đến dòng địa chỉ liên lạc, tôi lại càng bị thu hút hơn: “Liên hệ: Anh Nguyễn Văn H, con trai ông K, số điện thoại 0913xxxx”.
          Tôi bất ngờ không phải chuyện một ông già về hưu đăng ký tìm “bạn gái”, bởi chuyện này rất bình thường và không hiếm gặp, mà bất ngờ về việc con trai đăng ký tìm vợ cho cha. Với tư cách là một người làm tư vấn, có trách nhiệm “kết nối những mảnh đời cô đơn”, tôi gọi ngay đến số điện thoại mà anh H, con trai ông K đã cho để tìm hiểu thêm về nguyện vọng.
          Tôi không khó khăn gì để gặp anh H. Anh là một công nhân của một xí nghiệp bao bì. Anh H ngoài ba mươi, có vợ và một cô con gái, gia đình sống hạnh phúc. Khi tôi hỏi lý do anh đăng kí tìm vợ cho bố mình, anh đã cởi mở tâm sự: “Trước đây tôi cũng thương ông cụ cảnh gà trống nuôi con, vất vả vì con, nên khi đã trưởng thành, vợ chồng tôi luôn bảo nhau hết lòng báo đáp công lao của bố, sao cho những năm cuối đời, bố tôi được sống nhàn hạ, thanh thản. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đều đi làm cả ngày, thành ra cũng không chăm lo gì cho cụ. Để bố khỏi buồn, tôi đăng ký mua vài tờ báo cho cụ đọc. Nhưng tôi thật sự nảy ra ý định tìm vợ cho “ông già” nhà tôi từ lần vợ tôi đi công tác một tháng trong Sài Gòn. Trong thời gian vợ đi vắng, ngoài việc phải làm thay những việc của vợ trước đây, tôi còn cảm thấy trống trải, cô đơn. Có đêm nằm ôm con mà nhớ vợ kinh khủng. Tôi chạnh lòng nghĩ tới “ông cụ”sống  trong cảnh góa bụa hơn chục năm nay. Nói đến đây, anh H cười thật giòn, rồi bảo: “Đúng là có ăn nhạt mới biết thương mèo anh ạ!”.
          Tôi thật sự xúc động về tấm lòng của anh H đối với cha mình. Anh chỉ là một người công nhân bình thường mà còn có những suy nghĩ thật sâu sắc, nhân hậu đến như vậy. Thế mà không ít người có học hành tử tế, chứ nọ, vị kia, có vợ đẹp, chồng khôn... lại suy nghĩ rất hẹp hòi. Có người cho rằng: “Già rồi, còn làm ăn được gì nữa mà lấy vợ, lấy chồng”. Họ chỉ mặt bố bảo rằng: “Ông mà lấy vợ, chúng tôi còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa!”.Họ cứ cho rằng những người có tuổi, góa bụa mà đi bước nữa là xấu xa, ô uế. Không hiếm trường hợp ngăn cản cha mẹ đi tái giá chỉ vì lo sợ người kia sẽ chia mất tài sản thừa kế mà đáng ra họ được hưởng trọn vẹn. Không ít người còn ích kỉ, nghĩ đến chuyện phải “làm hai cái đám ma”.
          Một tháng sau khi tôi giới thiệu cho ông K một người phụ nữ góa bụa, hai ông bà đã đến với nhau trong tình chồng nghĩa vợ, nhờ sự tác động, vun vén của con trai và con dâu. Một hôm, cô con dâu ông K gọi điện cho tôi báo: “ Sắp tới chúng em làm thủ tục cho hai cụ về ở với nhau. Ông em vui lắm. Chúng tôi hỏi ý kiến gì, cụ cũng nói “tùy hai con”. Em chỉ băn khoăn không biết có nên mua cho hai ông bà cái giường mới hay vẫn dùng chiếc giường cũ của ông em. Nếu dùng chiếc giường cũ, em lo “bà em” giận”. Tôi nói với chị rằng người đã khuất bao giờ cũng rộng bụng hơn người sống. Ông cụ đã hết lòng với bà khi bà còn sống, lại thay bà nuôi dạy con nên người. Tôi tin rằng ở nơi chín suối, bà sẽ vui lòng vì thấy ông từ nay không còn đơn lẻ nữa.
          Người phụ nữ trẻ gác máy mà tôi vẫn thấy lòng vui vui suốt cả ca trực tư vấn hôm ấy vì tình cảm hiếu nghĩa của vợ chồng anh H đối với người cha của mình.
Đinh Đoàn


ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 13: HÃY CỨ LÀ ... TÌNH NHÂN

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 13: HÃY CỨ LÀ ... TÌNH NHÂN:        Sáng nào ông bà cũng rủ nhau đi tập dưỡng sinh ở Công viên Thống Nhất. Gặp nhau hợp chuyện, mến người, cả hai cụ lòng vui phơi phới ...

Đinh Đoàn kể chuyện 13: HÃY CỨ LÀ ... TÌNH NHÂN

       Sáng nào ông bà cũng rủ nhau đi tập dưỡng sinh ở Công viên Thống Nhất. Gặp nhau hợp chuyện, mến người, cả hai cụ lòng vui phơi phới như đôi trai tân, gái trẻ đang tuổi hẹn hò. Họ sống trong niềm vui lâng lâng khó tả, chỉ mong đêm ngắn, chóng đến sáng để lại được đi tập dưỡng sinh, lại được gần nhau.
          Mối tình của hai cụ được các bạn trong câu lạc bộ người cao tuổi ủng hộ, con cái tác thành. Đám cưới của họ rất độc đáo, bởi có hẳn câu lạc bộ “Thơ người cao tuổi” đến dự và ngâm phục vụ hơn chục bài. Chính chủ rể xung phong hát bài “Bài ca người lính”, còn cô dâu cũng đáp lại bằng bài: “Bài ca năm tấn”. Tưởng rằng chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi. Nào ngờ…
          Sau ít ngày hạnh phúc, đôi tình nhân cao tuổi hiện nguyên hình là những người già khó tính, với bao chứng bệnh đau lưng, mỏi gối, cao huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Những trận cãi vã kéo dài đã thay bằng những cuộc chiến tranh lạnh. Ông chán chường, bà bỏ cả tập dưỡng sinh. Mỗi người đều có quá khứ riêng của mình, nên sự gắn bó muộn mằn không thể lấp đầy những kỉ niệm cũ. Họ cũng giận dỗi, ghen tuông, nói nhau nặng lời. Sau ba tháng nên vợ thành chồng, bà về nhà bà, ông ở lại nhà ông, câu lạc bộ mất hai thành viên tích cực. Cả câu lạc bộ bảo, giá mà ông bà ấy cứ làm bạn già với nhau, có khi lại hay hơn.         
          Trước tình yêu và chuyện lứa đôi, nhiều người thiếu tỉnh táo, kể cả những người có tuổi. Vì vậy, con cháu, bạn bè, những người ngoài cuộc, thường là những người tỉnh táo hơn, hãy nhìn xa trông rộng, góp ý kiến cho các cụ có sự lựa chọn đúng đắn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trẻ vấp ngã còn dượng đứng dậy được, người có tuổi ngã, có cố đứng dậy thì quỹ thời gian không cho phép làm lại cuộc đời.

Đinh Đoàn

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 12: TRƯỚC TÌNH YÊU, CHẲNG THỂ ...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 12: TRƯỚC TÌNH YÊU, CHẲNG THỂ ...: Đã có không ít bài báo ủng hộ những mối tình của người cao tuổi với lý lẽ “tình yêu không có tuổi”. Đây cũng là cách nhìn nhận đầy tính nhâ...

Đinh Đoàn kể chuyện 12: TRƯỚC TÌNH YÊU, CHẲNG THỂ NÓI DẠI - KHÔN

Đã có không ít bài báo ủng hộ những mối tình của người cao tuổi với lý lẽ “tình yêu không có tuổi”. Đây cũng là cách nhìn nhận đầy tính nhân văn đối với những khát khao của tuổi sang thu. Tuy nhiên, không ít cụ phải “kêu trời” vì biết mình “già chưa hết dại”!
          Là người đàn ông góa vợ, con cái trưởng thành, có công ăn việc làm ở thành phố, nên ông Tùng sống thui thủi một mình trong căn nhà cổ năm gian ở một vùng ngoại ô thành phố. Một hôm có “chị đồng nát” vào nhà ông xin hớp nước. Thấy ông Tùng sống một mình, tính tình lại xởi lởi, chị nán lại trò chuyện.
          Tối hôm ấy “chị đồng nát”  quay trở lại, nói rằng trời tối không muốn về thị trấn để ngủ, mà muốn nhờ ông một đêm để mai đi mua hàng tiếp. sau bao năm ở một mình, nay có người phụ nữ trong nhà, quét dọn nhà cửa, nổi lửa nấu cơm, khiến ông Tùng cứ lúng túng như cậu học trò mới lớn. Sáng hôm sau ông Tùng thương cảm, bảo chị đồng nát hàng ngày cứ đi mua hàng, tối về nhà ông mà ngủ, khỏi tốn tiền nhà trọ.
          Khi cậu con trai ông công tác ở Hà Nội về thăm bố, được nghe bà con làng xóm đồn ầm lên về “mối tình” của bố anh với chị đồng nát thì giận dữ, nói xẵng với bố. Bất chấp những lời cảnh báo của con trai rằng “hiện nay có nhiều kẻ lừa đảo”, ông Tùng đã mắng con trai rằng: “Người ta là người lao động. Chúng mày nhiễm cái thói đa nghi của thành phố”. Cha con to tiếng với nhau và kết quả là ông Tùng đuổi con trai: “Mày cút đi, tao không cần chúng mày. Tao tự lo được cuộc sống của mình”.

          Bẵng đi một tháng, cậu con trai không về. Bỗng một hôm hàng xóm gọi điện bảo anh về ngay, ông cụ nguy to. Thì ra, sau khi được ông cụ cho “sống đời vợ chồng” ít bữa, chị đồng nát đã ra đi, không biết đi đâu, mang theo của ông Tùng 13 triệu đồng vừa rút tiết kiệm, một chiếc xe đạp con trai ông mới mua cho ông đầu năm, một cái cat xét và … hai lọ nước mơ muối. Ông cụ vừa tiếc của, vừa tiếc người vợ mới, lại xấu hổ với con, nên cả tuần nằm bẹp, không ăn uống gì.

Thế sự đua nhau nói dại, khôn
Biết ai là dại, biết ai khôn?
Khôn chốn bạc cờ, khôn mà dại,
Dại chốn yêu đương, dại mà khôn!!!

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 12: RA ĐƯỜNG HỎI GIÀ...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 12: RA ĐƯỜNG HỎI GIÀ...: Người xưa dạy "ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ'. Tôi đã đạp xe lòng vòng quanh các phố phường Hà Nội vào buổi sáng mùa hè để mong...

Đinh Đoàn kể chuyện 12: RA ĐƯỜNG HỎI GIÀ...

Người xưa dạy "ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ'. Tôi đã đạp xe lòng vòng quanh các phố phường Hà Nội vào buổi sáng mùa hè để mong gặp được những người già dậy sớm tập thể dục. Gặp một cụ già khoẻ mạnh, nét mặt thanh thản đang ngồi nhìn mây bay.
- Tôi: Chào cụ, sao cụ dậy sớm thế này?
- Cụ già: Mỗi con người có một "tài khoản thời gian hữu hạn". Còn trẻ, sống sao chẳng được. Người già đã đứng trên sân của nhà ga cuối cùng của hành trình đời người, nên thời gian còn rất ít, nên quý. Tôi không nỡ lãng phí thời gian còn lại vào việc ngủ, uống trà, uống rượu khề khà, mà để tận hưởng niềm vui của cuộc đời.
- Tôi: Cụ sống một mình à? Con cái cụ đâu?
- CG: Sao lại một mình?  Tôi cũng có vợ, có con. Các con, cháu tôi đều trưởng thành, là công dân tốt. Đứa nào cũng có việc của mình, có nhà cửa đàng hoàng. Tôi không sống với con cháu, tôi sống ở nhà tôi.
- Tôi: Cụ có thấy đời vui không?
- CG: Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. Nghĩ là vui, đời sẽ vui. Cho rằng buồn, đời sẽ buồn.
- Tôi: Người ta nói chỉ có tiền đời mới vui được. Cụ có thấy vậy không?
- CG: Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Tiền là thứ khi sinh ra ta chưa có, khi chết ta chẳng mang đi được. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
- Tôi: Người ta nói con cái là của để dành của cha mẹ. Cha mẹ sinh con, nuôi con là mong cuối đời được con báo đáp. Cụ không cho là vậy sao?
- CG: Sinh con, nuôi con là cái nợ đồng lần, đến loài vật còn làm được. Nhưng không có loài vật nào mong khi già có con cái nuôi nấng. Niềm vui của cha mẹ chính là thấy con trưởng thành, bay cao, bay xa. Con chim mẹ cũng vui sướng khi thấy chim con bay đi không quay trở lại nữa. Nó cảm thấy chưa hoàn thành sứ mạng của một "kiếp chim" nếu thấy chim con cứ quẩn quanh bên mẹ.
- Tôi: Vậy theo cụ, người già trông cậy vào ai?
- CG: Khi trẻ, người ta chăm sóc, nuôi nấng con mình, nhưng khi về già thường trông cậy vào con người khác.
- Tôi: Con người khác ư? Là ai vậy?
- CG: Đó là người bạn đời, là vợ, là chồng mình. Vợ hay chồng là "con người khác" chứ đâu phải con mình, vậy mà lại nhờ nhau được nhiều hơn con mình đấy. Tuy nhiên, nếu vợ hay chồng cũng già cả, khó khăn, yếu ốm như mình thì đâu có nhờ được, khi ấy lại phải trông nhờ vào một thứ "con người khác" nữa, đó là "dịch vụ".
- Tôi: Nhưng nhờ vào dịch vụ, hay nhờ người giúp việc thì phải có tiền.
- CG: Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy là an toàn nhất. Mới nghe có vẻ "bạc bẽo", nhưng sự thật lại thường là như vậy.
- Tôi: Xin hỏi cụ, cụ có hạnh phúc không?
- CG: Lẽ thường ở đời, người ta ít quý trọng những thứ người ta có, cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thật ra, sự sung sướng và hạnh phúc vào cuộc đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
- Tôi: Cụ đã thưởng thức niềm vui cuộc đời ra sao?
- CG: Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống. Tập suy nghĩ lạc quan rằng "trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình". Ai biết đủ thì lúc nào cũng vui.
- Tôi: Người già có cần bạn bè không?
- CG: Có một, hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc. Con người ta chịu đựng, hoá giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thày thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
- Tôi: Một số người già thường hoài cổ, nghĩ nhiều về những sai lầm quá khứ, quá dằn vặt lương tâm, sống không thanh thản. Cụ nghĩ sao về họ?
- CG: Đến lúc già mà chưa giàu thì đừng mong giàu. Tuổi cao mà chưa có chức tước, địa vị thì cũng đừng chờ trông. Nếu đã có sai lầm thì cố gắng mà khắc phục. Nếu bạn đã cố hết sức làm cũng không thay đổi tình trạng, không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng điều gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt là thế.
- Tôi: Cụ nghĩ sao về cái chết? Có đáng sợ không?
- CG: (Cười) Trời gọi ai người ấy "dạ", có ai bất tử đâu!!!
Đinh Đoàn




ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 11: VIẾT CHO TUỔI CHỚM GIÀ...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 11: VIẾT CHO TUỔI CHỚM GIÀ...: Khi còn nhỏ ta sống nương nhờ vào cha mẹ. Suốt cả tuổi thanh xuân và tuổi trung niên, ta làm lụng vất vả lại chỉ để cho con cái, đôi lúc nh...

Đinh Đoàn kể chuyện 11: VIẾT CHO TUỔI CHỚM GIÀ...

Khi còn nhỏ ta sống nương nhờ vào cha mẹ. Suốt cả tuổi thanh xuân và tuổi trung niên, ta làm lụng vất vả lại chỉ để cho con cái, đôi lúc nhãng quên cha mẹ già. Nước mắt chảy xuôi là quy luật muôn đời. Sinh con, nuôi con là lẽ sống, là niềm vui của kiếp người, chứ không hẳn trông chờ con báo đáp công ơn. Ai trông chờ báo đáp là thất vọng…
Cha mẹ yêu con vô hạn, con yêu cha mẹ có chừng. Mẹ gánh đôi quang, hai bên là hai đứa con để đi tản cư, chạy loạn. Người cha thức trắng đêm trong bệnh viện để theo dõi nhiệt độ của con, chỉ sợ nó lên cao quá lại thành "sốt cao co giật" thì khổ. Nhưng người con mới phục vụ mẹ già nằm viện năm ngày đã thấy bở hơi tai, ngồi đâu cũng kêu ca là mệt. Đến ngày thứ sáu, người con đã rước về một cô trong đội quân "chăm sóc người bệnh" đứng ngồi la liệt ở cửa bệnh viện nhờ cô chăm sóc cha mẹ. Buổi trưa người con "đảo qua" bệnh viện, mang cho mẹ bát cháo, cho cô giúp việc hộp cơm, hỏi qua loa vài câu rồi đi. Buổi tối, nếu có vào viện thì cũng là bảo cô giúp việc trông coi cha hoặc mẹ mình, còn bản thân người con tìm một chỗ nào đó để ngủ, với lý do "mai còn đi làm".
         
          Ngày còn bé, mỗi khi cần tiêu việc gì, con cái cứ về hỏi bố mẹ là bố mẹ lo cho hết. Bố mẹ có thể ăn khoai, ăn mì, nhưng còn vẫn được ăn cơm gạo quê. Mẹ có thể mặc áo vá vai hay bố mặc quần của cậu con trai thải ra mà không phàn nàn một lời, nhưng không thể chịu được nếu con mình "thua chị kém em". Chẳng ai ghi sổ, tính toán xem từ nhỏ đến lớn đã chi tiêu cho đứa con là bao nhiêu. Vậy mà tiền của con cái ít khi là tiền của cha mẹ. Không ít ông già, bà già, khi con cái đi xa về gần, biếu cho vài trăm đã cảm động rưng rưng, không dám lặng im mà cầm tiền, vẫn phải cất lên ba tiếng "bố xin con" hay "mẹ xin con" một cách thành khẩn. Có những ông bố được con cái cho tiền mà không dám tiêu pha, bảo đó là mồ hôi nước mắt của chúng, đành gói ghém cất đi, đợi khi nào "hữu sự" thì có một món, thêm vào với con, kẻo chúng phải chi quá nhiều. Những người con đã cảm thấy yên tâm về trách nhiệm báo đáp của mình khi mỗi tháng biếu bố mẹ già một khoản tiền nào đó. Khá nhiều bố mẹ già gặp khó khăn, biết con mình khá giả, nhưng cũng không dám "ngửa tay" xin con tiền, nếu chúng không tự giác biếu, bởi họ biết rằng tiền của cha mẹ là tiền của con, nhưng tiền của con cái không phải là tiền của cha mẹ.
         
          Có nhiều cha mẹ già vẫn kiên quyết ở lại ngôi nhà cũ kỹ xưa kia, kiên quyết không chịu đến ở cùng con cái, dù chúng đã có nhà cao cửa rộng. Có người mẹ, dù sống một mình ở quê nhà, vẫn không rời bỏ làng quê để lên thành phố cùng con cái. Chẳng phải họ không thương con, nhớ cháu, mà đơn giản là họ thấu hiểu chân lý "nhà của cha mẹ là nhà của con, nhưng nhà của con không phải là nhà của cha mẹ".
         
          Tiền bạc rồi sẽ là của con cái, địa vị chỉ là tạm thời, vẻ vang rồi sẽ là quá khứ, sức khoẻ mới chính là của mình. Cha mẹ yêu con là vô hạn, con yêu cha mẹ là có chừng. Con ốm cha mẹ buồn lo, cha mẹ ốm con đến thăm, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ. Nhà của cha mẹ mãi mãi là nhà con, nhưng nhà của con cái không phải nhà cha mẹ. Khác nhau một trời một vực là thế. Hãy  coi việc lo liệu cho con cái là nghĩa vụ, là cái "nợ đồng lần", là niềm vui, chứ  không mong báo đáp. Ai chăm lo cho con, hy vọng mai sau chúng báo đáp là tự làm khổ mình.

          Qúa nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu, nên dành cho mình, quan tâm bản thân sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm, thích làm thì làm, ai nói sao mặc kệ, vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích. Nên sống thật với mình. Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già. Tuổi không già mà tâm già, thế là không già mà già.

          Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng, không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 10: TỦ LẠNH VÀ XE MÁY TÀU...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 10: TỦ LẠNH VÀ XE MÁY TÀU...: Trong nhà bạn có cái tủ lạnh 150 lít, mới mua của Nhật, giá mấy chục triệu, nhưng ông chồng ít khi để ý đến nó. Thỉnh thoảng lão có mở cửa ...

Đinh Đoàn kể chuyện 10: TỦ LẠNH VÀ XE MÁY TÀU...

Trong nhà bạn có cái tủ lạnh 150 lít, mới mua của Nhật, giá mấy chục triệu, nhưng ông chồng ít khi để ý đến nó. Thỉnh thoảng lão có mở cửa tủ lạnh là để xem có cái gì bốc ăn được ngay hay uống cho đỡ khát... khi vừa đi ở ngoài đường về. 

Nhưng lão ấy có mỗi cái xe máy Wave của Tầu đã cũ, giá có bán cũng chỉ 2 triệu rưỡi. Đã dựng ở cửa, khóa cổ, khóa càng cẩn thận rồi, mà ngồi trong nhà, thỉnh thoảng lão lại ngoái cổ ra trông chừng xem còn hay mất.

Tại sao đàn ông lạ thế, cái tủ lạnh quý như thế lại thờ ơ, còn cái xe ghẻ lại trông chừng cẩn thận? Lý do chỉ vì cái xe máy ở trong tình trạng "không để ý, mất như chơi", còn cái tủ lạnh, lão thừa biết, chẳng có kẻ trộm ngu ngốc nào lại vào nhà khiêng cái tủ năng hơn tạ ấy đi, vì thế chủ quan.

Là người vợ, đừng bao giờ chấp nhận trở thành cái tủ lạnh, đừng để lão ấy chủ quan, cho rằng bạn có vứt ra ngoài đường cũng chẳng ái thèm rước, có cho tiền cũng chẳng dám ... làm gì. Ăn uống đi, mặc đẹp vào, trang điểm cho tử tế, váy áo đàng hoàng, lâu lâu lại làm kiểu đầu mới, thỉnh thoảng đi đâu đó vài ba ngày, lâu lâu nên có những cuộc điện thoại "đáng ngờ", thỉnh thoảng có bạn trai, đồng nghiệp nam tới chơi, lâu lâu đi nghỉ mà không kéo theo con cái (hay còn vác cả chồng theo), thỉnh thoảng nghêu ngao hát những bài hát tình yêu, có lúc ngồi ngẫn người ra như là đang nhớ ai... Làm được thế, bạn sẽ được sống trong tình trạng "báo động", sẽ được để mắt, quan tâm, trân trọng. 

Người khôn phải biết biến mình thành cái xe máy không khóa để ở ngay bờ hồ nhé!
TRẺ CON NÓ CÒN BIẾT CHƠI TRÒ TRỐN TÌM...


Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 9: TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG - HIỆN TƯỢN...

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: Đinh Đoàn kể chuyện 9: TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG - HIỆN TƯỢN...:        Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phòng tách biệt. Họ...

Đinh Đoàn kể chuyện 9: TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG - HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ HỌC KỲ THÚ

       Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm như sau: Họ cho hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm khoảng hai mươi người vào hai phòng tách biệt. Họ mang đến cho hai nhóm đó cùng một thứ nước uống tinh khiết. Nhóm thứ nhất, chỉ được mời nước, không được giải thích gì thêm. Nhóm thứ hai, trong số hai mươi người, có mười hai người được “cài cắm” sẵn, khi uống nước tinh khiết phải nói “nước có vị hơi ngọt”. Sau khi uống nước, hai nhóm thanh niên được hỏi “nước thế nào?”. Kết quả thật bất ngờ, 100% thanh niên ở nhóm thứ nhất khẳng định đây là nước tinh khiết, không mùi vị gì. Nhưng nhóm thứ hai, có tới mười sáu người khẳng định “nước có vị hơi ngọt”, như vậy, ngoài số người được chỉ định trước phải nói như kịch bản, có tới bốn người nữa cũng khẳng định “nước ngọt”. Có thể họ cũng nhận ra nước không có vị gì, song thấy người ta đua nhau nói ngọt, không lẽ mình lại “khác người”, thế là đành a dua, nói theo số đông để không bị coi là “lạc lõng”. Đó là hiệu ứng của tâm lý đám đông.
          Trong số hàng nghìn thanh niên chen lấn, xô đẩy để vào ăn một món nào đó, chắc gì tất cả đều thích món ăn đó, song thấy người ta “túm đen túm đỏ”, nghĩ là có điều gì đó thú vị, nên cũng ùa vào theo. Có hàng nghìn những lời bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay chê bai. Không ít người khen, chê dựa vào thái độ của những người trước đó. Có nhiều trường hợp xảy ra bút chiến giữa các nhóm thanh niên vì những lời nhận xét khác nhau, đi quá xa so với những gì bài viết đề cập.
         Trong thực tế, khi cần biểu quyết một vấn đề quan trọng nào đó, người ta ít dùng biện pháp “giơ tay”, bởi trong đám đông (hội trường, hội nghị,…), nhiều người giơ tay sau khi đã quan sát xem “đa số người ta làm gì thì mình làm thế …”, chứ thực ra không có chính kiến cá nhân. Hình thức bỏ phiếu kín vẫn đáng tin cậy hơn biểu quyết giơ tay, vì ít chịu tác động của tâm lý đám đông.

       Đứng trong đám đông reo hò, người vốn nhút nhát có thể mạnh dạn hò reo khản cổ. Đang đi đường, thấy một đám đông làm một việc gì đó, không ít người ban đầu dừng lại tò mò, sau bị tâm lý đám đông cuốn đi, nhập cuộc luôn, khiến đám đông trở nên đông hơn.             Đi trong biển người hô vang khẩu hiệu yêu nước, ta thấy lòng rạo rực, lâng lâng cảm xúc, rồi cùng sẽ góp thêm một tiếng hô. Đi  trong dòng người đưa tang đang nức nở, tự nhiên ta thấy sống mũi cay cay, nước mắt chỉ trực trào ra, dù thật lòng ta chẳng có quan hệ thân thiết gì với người đã khuất, thậm chí không biết đó là ai.


ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: ĐINH ĐOÀN: NHỮNG BƯỚC CHÂN....

ĐINH ĐOÀN - PSYCHOLOGY & LIFE: ĐINH ĐOÀN: NHỮNG BƯỚC CHÂN....: ...

ĐINH ĐOÀN: NHỮNG BƯỚC CHÂN....