Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dụcsinh sảnquan hệ tình dụcsức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người.
Giáo dục giới tính không phải là giáo dục tình dục, nên được bắt đầu từ rất sớm (thường từ 3 tuổi trở đi), khi trẻ bắt đầu nhận thức được mình là con trai hay con gái.
Giáo dục giới tính rộng hơn giáo dục sức khỏe sinh sản hay giáo dục phòng tránh thai – kế hoạch hóa gia đình.
Chương trình giáo dục giới tính bao gồm:
1/ Giải phẫu sinh lý: Cấu tạo bộ máy sinh dục nam, nữ; chức năng của bộ máy và của từng cơ quan, bộ phận của bộ máy; sự phát triển của bộ máy sinh sản, sinh dục qua từng thời kỳ; những dấu hiệu phát triển chuẩn và lệch chuẩn của bộ máy sinh sản/ sinh dục.
2/ Tâm – sinh lý giới tính: Sự phân kỳ phát triển tâm – sinh lý giới tính; những biến đổi về tâm lý – sinh lý của nam và nữ qua từng thời kỳ phát triển; sự rung động giới tính; mối quan hệ nam nữ và những giới hạn khoảng cách..
3/ Vấn đề giới: Khái niệm giới, vai trò giới, chức năng giới, lợi ích giới, bình đẳng giới, phân tích giới, định kiến giới, luật bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình và cách phòng tránh.
4/ Các quyền liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục:Quyền con người, quyền SKSS, quyền SKTD, trách nhiệm thực hiện các quyền liên quan đến SKSS và SKTD.
5/ Tình bạn – tình yêu: Tình bạn, tình yêu, những tương đồng và khác biệt giữa tình bạn và tình yêu, những ngộ nhận về tình yêu, mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu – tình dục.
6/ Tình dục: Khái niệm tình dục, xu hướng tình dục, các hình thức tình dục, lệch lạc tình dục, tình dục an toàn, tình dục có trách nhiệm, xâm hại tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục một mình (thủ dâm), trinh tiết, ra quyết định khi nào quan hệ tình dục, bạo lực tình dục, những vấn đề pháp luật liên quan tới tình dục.
7/ Mang thai: Kinh nguyệt, rụng trứng, giao hợp, thụ thai, dấu hiệu có thai, hiếm muộn, biện pháp tránh thai, nạo phá thai, kế hoạch hóa gia đình, chất lượng giống nòi.
8/ Bảo vệ bản thân: Phòng tránh xâm hại tình dục, phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, bảo vệ sức khỏe sinh sản…
9/ Lối sống: Sống đẹp, sống có trách nhiệm, tình dục an toàn, tình dục đẹp, tình dục có trách nhiệm, tình dục gắn với tình yêu và tình dục thiếu trách nhiệm, hôn nhân và gia đình, luật hôn nhân – gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.
(PSYCONSUL giới thiệu)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét