Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

BÀI GIẢNG: GIÁ TRỊ SỐNG

1/ KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ SỐNG
1.1/ Một vài quan điểm:
- Giá trị là "những niềm tin, thái độ, mục đích, cảm xúc, lý do đã được đánh giá, lựa chọn sau khi đã cân nhắc, xem xét, thử thách và thấm nhuần trong cuộc sống" (Raths 1966).
- Tác giả J.H.Fichter, nhà Xã hội học người Mỹ: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và xã hội đều có một giá trị”.
- Tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể”.
1.2/ Khái niệm giá trị sống:
Giá trị sng (hay còn gọi là “giá trị cuộc sng") là những điu mà một con người cho là tốt, là quan trọng (đối với cá nhân người đó), phải có cho bằng được. Vì thể, giá trị sng là cơ s ca hành động sng. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người.
Ví dụ:
- Một người coi “Bình yên” (yên bình, peace, hòa bình, hòa) là giá trị sống, người đó sẽ không hung hăng, gây gổ trong gia đình và ngoài xã hội, tôn trọng sự bình yên của bản thân và của người khác, né tránh các cuộc xung đột hoặc giải quyết các mâu thuẫn bằng các biện pháp “phi bạo lực”, sống thân thiện, hiền hòa...
- Một người coi “Khoan dung” là một giá trị sống sẽ không thù vặt, nhớ dai, dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của mình và của người khác, kiên nhẫn trong uốn nắn, giáo dục con cái, nhìn nhận khía cạnh tích cực ở mỗi con người, không cao giọng lên án, khắ khe trong nhận xét, đánh giá người khác, nhất là khi họ mắc sai lầm, khuyết điểm...
1.3/ NHỮNG KHAI NIỆM LIÊN QUAN.
1.3.1/ Hệ giá trị.
       Hệ giá trị (hệ thống giá trị) là tổ hợp của nhiều giá trị sống có liên quan với nhau theo một lô gics nhất định, cùng góp phần tạo nên động cơ cho hành động nào đó của mnột con người.
       Một con người, một dân tộc không mấy khi theo đổi một giá trị duy nhất, mà thường nhắm tới một hệ các giá trị.
      Ví dụ:
+ Một cá nhân: Bình yên, yêu thương, hạnh phúc, tôn trọng, giàn dị...
+ Một gia đình: Hòa thuận, yêu thương, trên kính dưới nhường, no ấm
+ Một dân tộc: Độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, hòa bình...
+ Nhân loại: Tự do, bình đẳng, bác ái, thịnh vwngj, hạnh phúc..
1.3.2/ Thang giá trị.
   Là một hệ thống các giá trị đã được sắp xếp theo thứ bậc ưu tiên.
  Thang giá trị của một con người (hay của một dân tộc...) cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định.
   Ví dụ:
- Còn trẻ: Năng động, sáng tạo, được đi đây đi đó, có nhiều tiền, lấy vợ đẹp, có nhà cao cửa rộng...
- Trưởng thành: Sức khỏe, bình yên, có công việc yêu thích, sống tự chủ, có gia đình hạnh phúc, có mái ấm...
1.3. 3/ Chuẩn giá trị.
    Là hệ thống giá trị đã được công nhận rộng rãi, trở thành phổ quát cho nhiều đối tượng khác nhau, trở thành “thước đo” tropng việc đánh giá con người cụ thể, nhóm người hay một dân tộc, cộng đồng...
    Ví dụ:
- Chuẩn giá trị của người phụ nữ (cũ): công, dung, ngôn, hạnh.
- Chuẩn giá trị của gia đình Việt Nam hiện đại: ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Chuẩn giá trị dân tộc (VN): yêu nước, cần cù, yêu chuộng hòa bình, sáng tạo
- Chuẩn giá trị cho toàn nhân loại: 12 giá trị cốt lõi.
2/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GTS.
    Chúng ta cần giáo dục cho trẻ em nói chung (học sinh nói riêng) giá trị sống đúng đắn, bởi:
+ Hình thành: Giá trị sống có liên quan mật thiết với động cơ hành động, động cơ sai trái, lệch chuẩn sẽ dẫn con người tới việc làm sai trái. Ví dụ, một người coi trọng hai chữ “đồng tiền” sẽ làm mọi thứ để có tiền, bất chấp việc kiếm tiền ấy có chính đáng hay không (gian dối, ăn trộm, ăn cắp)...
+ Điều chỉnh: Chúng ta đang sống trong một xã hội có nhiều biến động, kể cả những giá trị. Nhiều giá trị ảo tồn tại cùng với những giá trị thực, trẻ em không đủ năng lực để nhận ra đâu là giá trị ảo, đâu là giá trị thật, dễ chạy theo giá trị ảo, dẫn tới những hành động sai lầm, vấp ngã...
Ví dụ:
- Trẻ em chạy theo sự nổi tiếng ảo, nên làm những việc “ngang ta trái mắt” để được “nổi tiếng” (chụp ảnh bậy bạ đưa lên mạng xã hội, có những câu phát ngôn gây sốc nhằm “câu like”, cho rằng “mình đẹp thì mình có quyền”, coi những kẻ giàu xổi nhưng không mẫu mực là “thần tượng” hay “đại gia”...

3/ PHÂN LOẠI GTS.
3.1/ Phân loại từ 12 giá trị sống cốt lõi.
        Các giá trị sng cốt lõi ca nhân loại bao gồm: Hoà bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tôn, trung thực, giản dị, t do, đoàn kết.
      Các giá trị sống cốt lõi được chia thành 3 nhóm:
- Giá trị sống toàn nhân loại: Hoà bình, t do
- Giá trị sống cá nhân: Khoan dung, khm tôn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc.
- Giá trị sống liên nhân cách (ứng đối người với người): Tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm.
3.2/ Phân loại GTS theo các tác giả Việt Nam.
    Một số tác giả Việt Nam đề xuất phân các giá trị sống thành các nhóm sau:
+ Giá trị toàn nhân loại: Chân, thiện, mỹ.
+ Giá trị toàn cầu: Hòa bình, hợp tác, tôn trọng, đoàn kết...
+ Giá trị dân tộc: Độc lập, tự chủ, tự do, hạnh phúc
+ Giá trị gia đình: Hòa thuận, hiếu thảo, yêu thương, trách nhiệm

+ Giá trị cá nhân: Tự trọng, tự tin, giản dị, khoan dung, bình yên...
4/ CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC GTS
4.1/ Nguyên tắc “làm gương”.
          Giá trị sống được hình thành từ rất sớm, dưới ảnh hưởng và tác động thụ động của môi trường xã hội (bao gồm gia đình, trường lớp, hàng xóm, bạn bè, cộng đồng...). Trẻ con học được mọi hành vi, ứng xử, thái độ, giá trị sống từ những người lớn xung quanh. Với việc giáo dục thì “trăm nghe không bằng một thấy”, nên sự mẫu mực, làm gương của cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh rất quan trọng. Cha hiếu nghĩa sinh con hiền từ, cha vũ phu sinh con bạo lực, mẹ gian dối sinh con không trung thực... là những “cảnh báo” về ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới việc hình thành và phát triển giá trị sống của trẻ.
4.2/ Nguyên tắc “giáo dục càng sớm càng tốt”.
     Giá trị sống hình thành dần dần, nhưng lại có sức bền vững lớn. Người ta có thể dạy trẻ làm điều này, điều khác trong một buổi, một ngày, một tuần, nhưng để uốn nắn, điều chỉnh, định hướng giá trị sống cần nhiều thời gian hơn. Vì thế, hãy bắt đầu giáo dục giá trị sống cho trẻ càng sớm càng tốt, tránh “bé không vin, cả gẫy cành”.
    Chương trình giáo dục GTS (LVEP) đã đề xuất những bài học GTS cho trẻ tuổi mầm non.
4.3/ Nguyên tắc bền bỉ, lâu dài, liên tục.
    Giáo dục GTS không mong nhận được kết quả sau một số bài học.
    Việc GD GTS phải được thực hiện liên tục, lâu dài, kiên nhẫn.
4.4/ Nguyên tắc đồng bộ.
     Việc GD GTS phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ ở mọi môi trường (gia đình, trường lớp và xã hội). Nhà trường giáo dục, gia đình và xã hội là nơi củng cố và thể hiện những GTS mà trẻ được giáo dục.
    Nhà trường dạy trẻ “khoan dung”, nhưng cha mẹ khắt khe, cầu toàn, liên tục chỉ trích, trừng phạt trẻ thì cũng không thu được kết quả. Nhà trường giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, đoàn kết, nhưng ở đâu trẻ cũng bị đẩy vào sự ganh đua, cạnh tranh, phải vượt lên trở thành “số 1”, thì trẻ sẽ mắc chứng bệnh “rối nhiễu giá trị sống”, tức là “chẳng biết thế nào là đúng”.
4.5/ Tiếp cận đa phương diện.
    Chúng ta không nói “dạy giá trị sống” (to teach) hay “đào tạo giá trị sống” (to train), mà nói “giáo dục GTS” (to educate), nên phải cùng lúc tác động vào mọi phương diện của trẻ:
- Phương diện tác động: Nhận thức, hành vi, kỹ năng, thái độ, xúc cảm, tình cảm (trong đó việc tác động vào xúc cảm, tình cảm là rất quan trọng)
- Phương tiện sử dụng: Lời nói, hình ảnh, hành vi mẫu mực, thực tiễn cuộc sống..
5/ CÁC KỸ THUẬT GD GTS.
     Bên cạnh những kỹ thuật dạy học thông thường như sử dụng lời nói, vấn đáp, động não, trực quan (quan sát), thảo luận nhóm, thực hành... trong giáo dục GTS có một số kỹ thuật sau:
1/ Kỹ thuật hồi cảm.
       Là kỹ thuật giáo dục, ở đó nhà giáo dục tạo cơ hội cho học sinh được “hồi tưởng” lại những chuyện đã xảy ra với học sinh trong quá khứ, rồi sau đó cho phép học sinh chia sẻ cảm xúc của mình khi nhớ về, nghĩ về chuyện đã xảy ra. (hồi cảm = hồi tưởng và chia sẻ cảm xúc).
     Có sở của thực hiện kỹ thuật này là làm sống lại cảm xúc đẹp đã từng có để tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc nhớ lại cảm xúc tiêu cực để mà biết căm ghét điều đã xảy ra, từ đó có sự thay đổi để điều tích cực được hình thành.
    Ví dụ: Nhớ lại lần bị người ta xúc phạm, coi thường, khiến mình xẩu hổ, nhục nhã như thế nào để biết trân trọng những giá trị “tôn trọng” “yêu thương”, đừng làm điều như vậy với người khác...
2/ Vẽ tranh.
   Vẽ tranh là hình thức giáo dục GTS quan trọng, bởi thông qua việc vẽ, con người được trải long mình ra, dồn vào đó những mong ước, khát vọng, giá trị sống của bản thân mình.
   Tranh vẽ vừa là sản phẩm giáo dục, vừa là thước đo, đánh giá GTS của con người (người làm sao chiêm bao làm vậy).
   Ví dụ: Khi học về giá trị “Yêu thương”, “Đoàn kết”, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ “Gia đình mơ ước”, “Lớp học mơ ước”, “Thế giới trong mơ”...
3/ Nghe, đọc, kể chuyện.
   Văn học và các tác phẩm văn học (nhất là những câu chuyện ngụ ngôn, có tính giáo dục cao như “Hạt giống tâm hồn”...) vẫn là phương tiện chứa đựng, truyền tài những giá trị nhân văn sâu sắc và là kỹ thuật giáo dục GTS quan trọng.
   Tùy theo lứa tuổi, giá trị sống muốn giáo dục, GV cần lựa chọn những câu chuyện, mẩu chuyện thật có ý nghĩa, ngắn gọn, súc tích và mang thông điệp mạnh (VD: Câu chuyện ‘Bó đũa” để GD giá trị đoàn kết, câu chuyện “Gậy ông đập lưng ông” để GD giá trị “trung thực”...)
4/ Viết thư.
    Là hình thức giáo dục GTS có hiệu quả, khi cá nhân đối mặt với những vấn đề bức xúc của cuộc sống, muốn tâm sự, chia sẻ, kêu gọi, nhắn nhủ ai đó về việc làm của họ.
   Ví dụ:
- Để GD tình yêu thương: Viết thư cho một người cha đã có lúc bạo lực mình, thể hiện mong muốn của mình có được sự quan tâm, yêu thương của bố.
- Để GD giá trị hợp tác: Viết thư cho tổng thống, chủ tịch nước ABC nào đó, phản đối hành động gây hấn, nê mong muốn hợp tác để cùng phát triển, trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng, hòa bình, hữu nghị...
5/ Khán dự.
     Là hình thức giáo dục bằng cách tác động trực tiếp vào giác quan của người học, từ đó làm lay động, rung động, xúc động người xem (khan dự). Từ những rung động, xúc động mạnh ấy, tác động trở lại hành vi.
    Ví dụ:
- Thăm trại trẻ mồ côi, nơi các em nhỏ còn nhiều thiếu thốn, thèm từ chiếc kẹo đến bát cơm no, người thăm sẽ  có xúc động mạnh, từ đó điều chỉnh lối sống của mình, bớt xa hoa, sống giản dị hơn, tiết kiệm hơn...
- Rời bỏ phố phường náo nhiệt, về thăm ngôi chùa yên tĩnh, ngồi trong vườn chùa thưởng thức những phút giây thanh lặng, người tham gia sẽ cảm thấy sự “Bình yên” (Hòa bình, peace) có ý nghĩa như thế nào, từ đó có những hành động bình tĩnh, thanh thản, bình yên...
- Thăm nhà tù, nơi giam cầm tù nhân, hay những di tích chiến tranh để giáo dục lòng yêu hòa bình.
6/ Thiền luyện.
    Là cách tác động tới cảm xúc, tình cảm thông qua bài tập im lặng, lắng nghe, trải lòng, cầu nguyện. Cách làm sẽ hiệu quả nếu biết kết hợp với nhạc nhẹ du dương hay với những động tác thiền...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét