Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Đinh Đoàn kể chuyện 41: ỨNG XỬ KHI CON BỖNG DƯNG ... MẤT TÍCH

LÀM GÌ KHI THẤY CON MẤT TÍCH
          Là cha mẹ, chắc khó ai giữ được bình tĩnh khi con mình “bỗng dưng mất tích”. Tuy nhiên, hãy nhớ, mất tích chưa hẳn đã là bị bắt cóc. Hãy bàn bạc, nghiên cứu, tìm hiểu để xác định nguyên nhân chính xác hơn. Có phải con bạn bị mắng, bị phạt mà bỏ nhà ra đi? Có phải nó đòi hỏi điều gì đó mà không được đáp ứng, nên chủ động bỏ đi để dọa cha mẹ? Cháu có về quê nội, quê ngoại, đến nhà bạn chơi không? Hãy liên lạc bằng mọi phương tiện để kiểm tra thông tin này. Tìm xem cháu có để lại gì trên facebook cá nhân, có nhắn gì trong thư để lại trên bàn học, có nhắn gì cho thằng anh, con em không? Xác minh xem lúc cuối cùng, gần nhất bạn còn biết con ở đâu, làm gì, với ai? Nếu ở thành phố, kiểm tra xem có vụ tai nạn giao thông nào, hỏi một số phòng cấp cứu của bệnh viện lớn không? Ở nông thôn, miền núi, xác định xem con mình có đi bơi, đi tắm sông, suối, hồ bơi không…
          Khi đã loại trừ được những tình huống mất tích kể trên, tạm kết luận con bị bắt cóc. Tuy nhiên, đừng vội làm ầm ĩ lên, đăng tin tìm con búa xua trên mạng, chia sẻ nhiều thông tin, kẻ bàn ra, người tán vào, kẻ gian sẽ lung túng, sẽ sợ bị să đuổi, sẽ làm hại con mình. Nếu có thể được, chỉ nên báo cho các cơ quan công an. Họ có nghiệp vụ, họ bình tĩnh, họ sẽ vạch ra hướng điều tra. Kẻ bắt cóc, tống tiền, sớm muộn cũng sẽ liên hệ với bạn để đặt giá cả, phương thức trao tiền. Bọn bắt cóc thường im lặng, nghe ngóng một thời gian, thấy “tạm ổn” mới tiến hành tiếp các công việc sau.
          Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, đừng sợ kẻ gian nhắn tin dọa nạt rằng sẽ thủ tiêu con nếu cha mẹ báo công an. Kẻ gian nhận tiền xong, con bạn chưa chắc đã an toàn, chúng sợ con bạn được thả ra, sẽ cung cấp thông tin về chúng, nên làm hại con. Có trường hợp con bị sát hại rồi mà chúng vẫn vòi tiền chuộc. Nếu chúng cho bạn nói chuyện với con, cứ nhắc con bình tĩnh, bố mẹ sẽ cứu con.
          Đừng ngại khai báo những nghi ngờ của mình với công an. Đôi khi sự linh cảm của bạn khá chính xác. Bạn có quyền nghi đối tượng này, đối tượng khác hại con bạn và cứ nói cho bộ phận điều tra biết, họ có kế hoạch theo dõi, điều tra giúp bạn. Đừng ngại nghi cho người thân, quen, người nhà, khi bạn là người trong cuộc, bạn hiểu mối quan hệ của gia đình bạn với đối tượng tình nghi. Có trường hợp, cô em dâu ghen ghét gia đình anh trai, chị dâu vì họ giàu có hơn mình, hạnh phúc hơn mình, nên muốn hại bạn, khiến bạn phải đau khổ để họ “hả dạ”. Có trường hợp đối thủ làm ăn, có mâu thuẫn, tranh giành khách của nhau, cũng làm hại nhau bằng cách bắt cóc con bạn, chứ không hẳn là họ cần tiền.
          Trong khi phối hợp chặt chẽ với lực lượng công tan truy tìm thủ phạm, bạn đừng quên nhắn gửi con mình, rằng mọi lỗi lầm của con sẽ được bố mẹ hiểu, thông cảm, biỏ qua. Hãy liên lạc với những người con bạn thân nhất, như cậu bạn học cùng, cô bé ngwòi yêu, để có thể tìm ra manh mối con bạn đang ở đâu. Nếu bạn phát hiện con mình trốn, rồi giả vờ bị bắt cóc, gọi điện cho bạn kêu cứu, yêu cầu bố mẹ phải nộp số tiền nào đó thì con bạn mới an toàn, nhưng qua giọng nói của con, bạn nhận ra con không phải trong trường hợp nguy hiểm, chỉ nhắc đến chuyện “chuyển tiền”, bạn cũng đừng “vạch trần bộ mặt thật” của con, cứ lặng lẽ báo cá công an và thực hiện những gì được yêu cầu. Bạn có quyền nói cho các anh công an biết linh cảm, nghi ngờ của bạn…
          Không ai muốn rơi vào tình cảnh có con bị bắt cóc, tống tiền, sát hại, nhưng trước hoàn cảnh như hiện nay, các bậc làm cha, làm mẹ hãy cố gắng hết sức mình bảo vệ con cái và bình tĩnh, khôn ngoan để truy tìm thủ phạm.

Đinh Đoàn   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét